Việc đo đạc nhà đất là quyền của chủ sử dụng đất nhằm xác định, làm rõ ranh giới đất sử dụng và những vấn đề pháp lý liên quan. Vậy trình tự thủ tục đo đạc xác định lại ranh giới đất như thế nào và quy định của pháp luật về việc đo đạc diện tích đất như thế nào? Đo đạc Gia Nguyễn 2 tự hào là địa chỉ uy tín, tin cậy của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gần xa trong suốt thời gian hoạt động. Định vị ranh mốc, đo vẽ hiện trạng, đo diện tích thửa đất được coi là một trong những dịch vụ mũi nhọn mà công ty xây dựng và đẩy mạnh phát triển. Vì thế, đo đạc Gia Nguyễn 2 luôn đặt sự hài lòng của quý khách hàng lên hàng đầu trong mọi hoạt động.
1. Khái Niệm Đo Đạc Nhà Đất Hay Đo Đạc Đất Đai, Đo Đạc Địa Chính
Đo đạc nhà đất hay còn gọi là đo đạc đất đai, đo đạc địa chính là một trong những hạng mục cực kì quan trọng trong công tác xây nhà và quản lý địa chính.
Việc đo đạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ sở hữu đất đai vì vậy bất kì một thửa đất nào muốn hợp thức hóa cũng cần phải đo đạc để xác định được chính xác vị trí cũng như diện tích khu đất đó.
Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần đo đạc:
Cần tính diện tích nhà đất
Đo đạc phục vụ công tác đền bù giải toả
Đo đạc diện tích phục vụ tranh chấp
Lập thủ tục giao, thuê đất
Lập bản đồ tổng thể phân lô
Khảo sát địa hình
Định vị công trình, phân chia ranh giới đất
Tính toán khối lượng san lấp
Thi công san lấp mặt bằng
Đo đạc địa chính thiết kế xin phép xây dựng
Thiết kế kiến trúc nhà dân dụng
Xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ
2. Quy Định Về Đo Đạc Nhà Đất Cần Biết
Đo đạc địa chính hay đất đai là một trong những nội dung vô cùng quan trọng của việc lập bản đồ địa chính và giúp thể hiện chính xác lên bản đồ nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
Pháp luật hiện nay quy định về đo đạc nhà đất như thế nào? Cùng Gia Nguyễn 2 tìm hiểu xem có bao nhiêu quy định về đo đạc đất đai, địa chính:
2.1 Quy định về đo vẽ ranh giới thửa đất khi cấp giấy chứng nhận
Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất
Đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết.
Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó.
Nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
2.2 Nguyên tắc đo vẽ ranh giới thửa đất trên thực địa
Một là, việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền).
Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này
Đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.
Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau.
Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau.
Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo.
Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.
Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên.
Các điểm đo tiếp biên phải được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.
Hai là, sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở nghiệm thu bản đồ địa chính.
Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.
2.3 Bản mô tả trong bản đo vẽ ranh giới thửa đất
Sau khi tiến hành đo đạc ranh giới thửa đất, xác định mốc giới thửa đất trên thực địa thì cán bộ đo đạc phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất và phải chuyển cho người sử dụng đất ký xác nhận vào đó.
Nguyên tắc lập, nội dung của biên bản phải được thực hiện như sau:
Thứ nhất, bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:
Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó.
Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có.
Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục
Đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu
Hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này.
Thứ hai, trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.
Thứ ba, trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.
Cuối cùng là trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận.
Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.
3. Các Trường Hợp Cần Đo Đạc Đất Đai
Công tác quản lý đất đai muốn thực hiện hiệu quả bắt buộc các cơ quan chức năng phải có các quy định cụ thể về việc đo đạc nói chung và từng trường hợp đo đạc nói riêng.
Vậy các trường hợp cần phải đo đạc đất đai gồm những trường hợp nào?
3.1 Đo đạc lại do sai sót
Khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai 2013 đã quy định:
Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
[...]
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
3.2 Đo đạc lại đất do có sự thay đổi
Ngoài ra, điều 17,Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũng đưa ra các quy định về việc chỉnh lý bản đồ là cẩn thiết trong những trường hợp sau đây:
Điều 17. Đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính
1. Chỉnh lý bản đồ địa chính
1.1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất);
b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);
c) Thay đổi diện tích thửa đất;
d) Thay đổi mục đích sử dụng đất;
đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;
e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;
g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;
h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;
i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
3.3 Chuyển nhượng một phần thửa đất
Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Như vậy, khi chuyển nhượng một phần thửa đất phải đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc để tách thửa.
Hay nói cách khác, 100% trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất phải đo đạc tách thửa, nếu không sẽ không sang tên được.
4. Quy Trình Đo Đạc Đất Đai Tại Gia Nguyễn 2
Bước 1. Trước hết cần xác định mục đích đo đạc
Chủ sử dụng đất phối hợp với nhân viên đo đạc để xác định nhiệm vụ đo đạc và tư vấn để chủ sử dụng cung cấp những giấy tờ có liên quan và nắm được quy trình thực hiện.
Ví dụ: Mục đích đo đạc phục vụ cho việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 2. Thu thập tài liệu
Chủ sử dụng đất cung cấp cho nhân viên đo đạc các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và thửa đất như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ khẩu, CMND…( bản sao, không cần công chứng)
(Tiếp theo ví dụ trên), chủ sử dụng đất cung cấp bản sao quyền sử dụng đất và thử đất, CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không cần công chứng).
Bước 3. Xác định ranh giới thửa đất thực tế và đánh dấu vị trí trên bản đồ
Cần xác định ranh giới mốc giới thửa đất và đánh dấu mốc cọc bê tông, cọc gỗ, vạch sơn… tại các điểm ranh và điểm chuyển hướng (điểm gãy) của ranh giới thửa đất.
Xác định vị trí thửa đất trên bản đồ tham khảo.
Lập bản mô tả ranh giới thử đất, ghi rõ địa chỉ các thửa đất tứ cận, việc này để bổ sung hồ sơ pháp lý cho cơ quan thẩm quyền.
Bước 4. Đo đạc hiện trường
Tiến hành đo đạc bằng máy đo khoảng cách, thước hoặc máy toàn đạc điện tử, để đo các vị trí trên ranh đất chính xác nhất.
Bước 5. Đối chiếu tài liệu cũ
Đối chiếu với các tài liệu cũ như: bản đồ địa chính 02, bằng khoán, tài liệu 299, và các tài liệu bản đồ địa chính mới khác.
Bước 6. Xác nhận tứ cận và chính chủ
Xuất kết quả đo đạc, tập hợp tất cả các hồ sơ pháp lý và kỷ thuật thửa đất, xác nhận với chủ sử dụng để nộp hồ sơ.
Bước 7. Nộp hồ sơ
Hồ sơ đã tập hợp được kiểm tra lần cuối, nếu không phát hiện sai sót thì tiến hành nộp cho cơ quan thẩm quyền và nhận giấy hẹn để nhận lại giấy quyền sử dụng đất mới.
5. Những Lưu Ý Sai Số Cho Phép Trong Đo Đạc Đất Đai Cần Biết
Đo đạc đất đai, nhà đất xảy ra trường hợp đo sai kết quả là điều sẽ xảy ra và không thể tránh khỏi, chính vì vậy pháp luật Việt Nam quy định về sai số cho phép trong đo đạc đất đai như sau: Điều 7 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) đã quy định về độ chính xác bản đồ địa chính và những sai số cho phép chấp nhận được:
“3. Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:
a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.
5. Đối với đất phi nông nghiệp, sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất cỏ chiều dài dưới 5 m.
Đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.
7. Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.”.
6. Bảng Giá Chi Phí Đo Đạc Đất Đai Tại Gia Nguyễn 2
Phí đo đạc nhà đất, địa chính là số tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho bên thực hiện đo đạc địa chính khi họ tiến hành đo đạc đất đai và xác định lại ranh giới giữa các thửa đất liền kề.
Số tiền này sẽ không có mức phí cụ thể mà sẽ căn cứ vào bảng giá dịch vụ đo đạc của từng địa phương và diện tích đất cần đo.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương mà quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
Theo quy định của nhà nước, phí đo đạc địa chính được xây dựng trên cơ sở: Tiền lương tối thiểu vùng x hệ số điều chỉnh nhân công/ máy x số ngày thực hiện theo định mức
Lưu ý: nhiều trường hợp cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Chi phí đo đạc địa chính có rất nhiều cách tính sau đây đơn cử 2 cách được tính:
Cách 1: Bằng diện tích (tính bằng m2 hay hecta nhân với đơn giá đã được niêm yết)
Cách 2: Chi phí cố định cho từng khoảng diện tích.
Để chính xác mức phí đo đạc địa chính bạn cần xác định địa phương nơi bạn đang sinh sống, có diện tích đất đai xem xét mức phí quy định theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để so sánh đối chiếu mức phí mà họ yêu cầu.
Như vậy, khi có nhu cầu thực hiện dự án liên quan đến công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chúng ta hoàn toàn có thể giao cho tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động về dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính thực hiện thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn.
7. Dịch Vụ Đo Đạc Nhà Đất Uy Tín Tại Cần Đước, Long An Hiện Nay
Vấn đề lựa chọn công ty có dịch vụ đo đạc ở Cần Đước, Long An nhanh chóng uy tín, chất lượng không hề đơn giản.
Chính vì vậy bạn cần nắm rõ các thông tin cơ bản từ đó chủ động hơn trong việc tìm kiếm.
Tại Cần Đước, Long An hoặc các khu vực lân cận có thể tham khảo Đo đạc Gia Nguyễn 2 chúng tôi với những ưu điểm nổi bật và đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng trong thời gian vừa qua:
Đội ngũ nhân viên có nhiều nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với công nghệ đo đạc đo tọa độ GPS hiện đại, chúng tôi luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm đo đạc có độ chính xác cao nhất
Hạn chế những sai xót trong quá trình làm việc, vì kết quả không chính xác sẽ làm tổn hại về tài chính.
Đối với dịch vụ thông thường thì chỉ mất tối đa nửa ngày quý khách sẽ nhận được kết quả.
Mọi sản phẩm và hồ sơ sẽ được nhân viên giao tận nhà
Chi phí quá tốt so với chất lượng dịch vụ mà chúng tôi mang lại
Quy trình thực hiện chuyên nghiệp, liên hệ ngay vào số Hotline để được hỗ trợ tư vấn rõ ràng và chi tiết nhất
Bảo mật thông tin khách hàng, tránh tình trạng tranh chấp, khiến khách hàng gặp bất lợi
Sẵn sàng chịu trách nhiệm và xử lí mọi vấn đề mà khách hàng gặp phải
Công ty sẽ chịu trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký đất đai, thay mặt khách hàng nộp lệ phí liên quan đồng thời bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới tay khách hàng.
Hy vọng với thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn nhanh chóng lựa chọn được dịch vụ đo đạc đất đai tại Cần Đước, Long An trọn gói uy tín.
Nếu còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào hãy liên hệ với Đo đạc Gia Nguyễn 2 để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất nhé.
Nếu quý khách muốn tìm đơn vị để đo đạc đất đai tại Cần Đước, Long An thì Gia Nguyễn 2 là sự lựa chọn đúng đắn.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TƯ VẤN XÂY DỰNG DỊCH VỤ GIA NGUYỄN II